CFA là gì?
Chứng chỉ CFA là một chứng chỉ dành riêng cho những người FA, ý tôi là các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp (Certified Financial Analyst).
1. Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến với CFA:
CFA charterholder thường làm việc trong các lĩnh vực sau:
– Công ty đầu tư và quản lý quỹ
– Môi giới chứng khoán
– Ngân hàng đầu tư
– Công ty bảo hiểm
2. Format của kỳ thi:
Chương trình CFA bao gồm 3 kỳ thi, và được tổ chức trên toàn thế giới, ở Việt Nam có 2 test-center tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Mỗi kỳ thi sẽ diễn ra trong vòng 4.5 tiếng.
– Level I: hình thức trắc nghiệm, được tổ chức 4 lần hàng năm. Mỗi câu hỏi đều độc lập với nhau.
– Level II: hình thức trắc nghiệm, chia thành các gói câu hỏi, mỗi gói gồm 5-7 câu hỏi. Mỗi gói này chỉ cover 1 môn. Các gói câu hỏi độc lập với nhau, nhưng các câu trong mỗi gói thì có thể phụ thuộc (đáp án câu sau phụ thuộc vào câu trước).
– Level III: gồm cả trắc nghiệm và tự luận. Theo quan điểm cá nhân, đây được coi là level khó nhất, vì tôi … viết tiếng Anh kém .
3. Nội dung kỳ thi:
Level I và Level II bao gồm 10 môn:
Ethics – Quantitative Methods – Economics – Financial Reporting and Analysis – Corporate Finance – Equity – Fixed Income – Derivatives – Alternative – Portfolio Management.
Riêng Level III sẽ bỏ đi 1 số môn và tập trung đi sâu vào 1 số môn hơn. Phần này sẽ được trình bày ở các bài viết sau.
4. Điều kiện để đăng ký thi:
Kỳ thi CFA không yêu cầu thí sinh thi đầu vào, nhưng thí sinh phải thoả mãn 1 trong những điều kiện sau:
– Tốt nghiệp đại học bất cứ chuyên ngành nào, hoặc
– Có bằng nghề nghiệp như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương; hoặc
– Sinh viên đại học năm cuối; hoặc
– Ít nhất 4 năm học và làm việc (không nhất thiết phải làm việc trong lĩnh vực đầu tư)
Cách đăng ký cho kỳ thi CFA, các ông có thể tham khảo bài viết:
One thought on “CFA là gì?”
Bằng CFA là cần thiết đối với một kế toán nếu muốn trở thành CFO trong bất cứ công ty nào phải không anh?