Tổng quan về Ethics

Tổng quan về Ethics

Ethics chiếm tới 15% trong kỳ thi Level I. Ngoài ra, khi bạn fail kỳ thi và rơi vào band 10 (top những người được điểm cao nhất trong những người trượt), rumour nói rằng điểm Ethics cũng là một tiêu chí để đánh giá bạn có được “vớt” lên hay không .Vì vậy Ethics là 1 trong những môn quan trọng nhất của kỳ thi CFA.

Ethics là một trong những môn “khó nhằn” nhất trong CFA Level I (và thậm chí cả Level II và III nữa). Lý do chính là bởi vì môn này rất mơ hồ và trừu tượng: không rạch ròi trắng đen, mà chủ yếu là “màu xám”. Chắc chắn sẽ có lúc bạn gặp 1 câu hỏi mà khi đọc xong, bạn hoàn toàn không có 1 chút manh mối nào về câu trả lời đúng, thậm chí còn không hiểu phần này nó nằm ở chỗ nào trong sách. May mắn thay là có một vài nguyên tắc chung mà chúng ta có thể sử dụng:

ethics

Nguyên tắc quan trọng nhất trong Ethics là sự công bằng. Mục đích của Code of Ethics là để khuyến khích sự công bằng, và nếu có thể, thì hãy cố gắng hết sức để đảm bảo sự công bằng cho các bên liên quan. Nếu bạn hoàn toàn mất phương hướng khi trả lời 1 câu hỏi Ethics, câu trả lời mang lại sự công bằng cho tất cả các bên liên quan nhiều khả năng sẽ là câu trả lời chính xác.

Nguyên tắc thứ hai, thứ tự ưu tiên về nghĩa vụ đối với một người là:

Market intergrity > Client > Employer > Employee

hay

Sự trong sạch của thị trường > Khách hàng > Công ty > Bản thân

Sự trong sạch của thị trường được ưu tiên nhất. Ngay cả khi một việc đem lại lợi ích cho khách hàng (mang lại rất nhiều tiền cho họ chẳng hạn), bạn vẫn không được làm điều đó nếu nó có nghĩa là gian lận những người tham gia còn lại trong thị trường.

Đứng tiếp theo là Khách hàng. Nếu có xung đột lợi ích giữa Khách hàng và Công ty (hoặc bản thân bạn), bạn phải hành động vì lợi ích của Khách hàng.

Sau đó là Công ty. Bạn phải hành động cho lợi ích tốt nhất của Công ty trước lợi ích cho bản thân. 

Cuối cùng dưới đáy xã hội mới là bạn.

P/s: bạn hãy làm càng nhiều bài tập có thể. Hãy tập trung vào bài tập trong Curriculum và trên CFA Candidate Resources (làm ít nhất 2 lần). Đừng quá chú tâm học thuộc lòng chi tiết các lý thuyết, tiêu chuẩn ghi trong sách; nên nhớ, 90% bài tập về Ethics  là bài tập tình huống, hiếm khi có bài tập thuộc dạng “ghi nhớ, học thuộc lòng”. Làm càng nhiều, các bạn sẽ càng quen với các dạng bài hay “bẫy” được sử dụng.

3 thoughts on “Tổng quan về Ethics

Leave a Reply to Tuan Anh Trinh Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.