Hợp đồng thuê – Lease (phần 3)

Hợp đồng thuê – Lease (phần 3)

phần 1phần 2, các ông đã biết về định nghĩa, cách phân loại cũng như cách ghi nhận và tính toán các loại Hợp đồng thuê. Trong phần 3 và cũng là phần cuối của loạt bài viết, tôi sẽ so sánh những ảnh hưởng của từng cách ghi nhận: Thuê tài chínhThuê hoạt động lên báo cáo tài chính qua những ví dụ cụ thể.

Tiếp tục với tình huống minh họa trong bài viết ở phần 2:

Giả thiết rằng công ty A (bên thuê) thuê một chiếc máy với giá thị trường 100,000 trong 5 năm, với giá trị thanh lý dự tính là 10,000. Công ty A hàng năm phải trả 23,341 với lãi suất tương ứng là 8%

Về phía bên thuê (lessee):

Với loại hình thuê hoạt động, chi phí thuê hàng năm cũng chính là dòng tiền trả (trước thuế):

Loại hình thuê hoạt động
Năm Chi phí thuê
1 $23,341
2 $23,341
3 $23,341
4 $23,341
5 $23,341
Tổng chi phí $116,705

Với loại hình thuê tài chính, chi phí thuê (gồm cả lãi và khấu hao) hàng năm không bằng dòng tiền trả (trước thuế), nhưng tổng chi phí qua toàn bộ thời gian thuê lại bằng nhau, và cũng chính bằng tổng chi phí ở trường hợp thuê hoạt động ở trên:

Loại hình thuê tài chính

Năm Giá trị đầu Lãi Tiền trả Gốc Giá trị cuối Khấu hao Tổng

chi phí

1 100,000 8,000 23,341 15,341 84,659 18,000 26,000
2 84,659 6,773 23,341 16,568 68,091 18,000 24,773
3 68,091 5,447 23,341 17,894 50,197 18,000 23,447
4 50,197 4,016 23,341 19,325 30,871 18,000 22,016
5 30,871 2,470 23,341 20,871 10,000 18,000 20,470
Tổng chi phí 116,705

Mặc dù tổng chi phí trước thuế của 2 hình thức thuê là giống nhau, tuy nhiên số tiền sau thuế có thể sẽ có sự khác biệt lớn:

Báo cáo lãi lỗ (P&L)

Đối với thuê hoạt động, toàn bộ khoản tiền trả là chi phí thuê, không phát sinh thêm chí phí nào nữa; hay nói cách khác, chi phí này là cố định theo từng năm. Còn với thuê tài chính, một phàn tiền trả là chi phí lãi thuê (không phải chi phí hoạt động – non-operating expense) và 1 phần là khoản gốc (không được tính là chi phí), tuy nhiên lại có thêm chi phí khấu hao. Vì thế, dù cho tổng chi phí trong 5 năm là như nhau, nhưng có sự khác biệt ở việc phân bổ chi phí đối với những năm đầu và những năm sau đó. Cụ thể là trong các năm đầu chi phí thuê tài chính cao hơn thuê hoạt đông, các năm sau thấp hơn. Điều ngược lại xảy đến với lợi nhuận (hiển nhiên rồi!)

Cũng bởi vì chi phí lãi thuê không được coi là chi phí hoạt động, lợi nhuận hoạt động (EBIT) của việc thuê tài chính sẽ cao hơn, kéo theo biên lợi nhuận hoạt động (operating margin) cao hơn. Chi phí lãi thuê cũng hơn nên hệ số khả năng thanh toán lãi vay thấp hơn.

Cân đối kế toán (BS)

Nhắc lại, khi bắt đầu khoản thuê, đặc điểm của thuê hoạt động là bên thuê không ghi nhận tài sản hay nợ trên cân đối kế toán; trong khi thuê tài chính có ghi nhận tương ứng với giá trị hiện tại của các khoản trả thuê (vốn chủ không có thay đổi gì). Vì vậy, dễ thấy trong suốt quá trình thuê, hình thức thuê tài chính sẽ khiến tài sản và nợ của bên thuê lớn hơn thuê hoạt động, cụ thể là được phân loại tài sản dài hạn và nợ dài hạn (còn từng khoản trả gốc được xếp vào nợ ngắn hạn).

Giả thiết tổng tài sản lớn hơn tổng nợ (vốn chủ dương), vậy cùng một lượng tăng như nhau (giá trị tài sản thuê) thì phần trăm tăng đối với tổng nợ sẽ lớn hơn đối với tổng tài sản, dẫn tới 2 tỷ số nợ/tài sản & nợ/vốn chủ của thuê tài chính sẽ lớn hơn thuê hoạt động. Trong khi đó, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của thuê tài chính lại thấp hơn, do nợ ngắn hạn tăng khoản trả gốc còn tài sản ngăn hạn không đổi. (Thực tế sau năm đầu tiên, tài sẳn ngắn hạn dưới hình thức thuê tài chính có tăng chút đỉnh, do lượng tiền mặt tiết kiệm từ thuế. Trong ví dụ cụ thể này, giả sử mức thuế là 40%, thì đến hết năm đầu tiên lượng tiên mặt sẽ tăng : (26,000 – 23,341) x 40% = 1,064, thấp hơn rất nhiều phần tăng thêm của khoản trả gốc là 16,568. Do vậy, khoản tăng tiền mặt này có ảnh hưởng không đáng kể)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (CF)

Đối với thuê hoạt động, toàn bộ khoản trả thuê đơn giản được phân loại là dòng tiền hoạt động. Đối với thuê tài chính, lãi thuê là dòng tiền hoạt động, nhưng phần trả gốc lại là dòng tiền tài chính. Thêm vào đó, nhưng năm đầu thì thuê tài chính có tổng chi phí cao hơn thuê hoạt động, do đó lợi nhuận tính thuế sẽ thấp hơn, dẫn tới thuế thu nhập phải trả (dòng tiền hoạt động) thấp hơn. Tổng hợp lại, so với thuê hoạt động, thuê tài chính sẽ dẫn tới tổng dòng tiền nhiều hơn trong những năm đầu, dòng tiên hoạt động nhiều hơn còn dòng tiền tài chính ít hơn trong từng năm.

Tổng kết

Lời khuyên là các ông thực sự nên hiểu sự khác biệt về ảnh hưởng của 2 loại thuê – tài chính & hoạt động lên tài sản, nợ, chi phí hay dòng tiền, thay vì chỉ cố nhớ một cách máy móc (tôi thích nói đạo lý). Thực dụng hơn này, việc kẻ bảng ra sẽ giúp các ông kiểm tra xem mình hiểu có chính xác hay không. Dưới đây là bảng thống kê (để các ông nhớ máy móc) những ảnh hưởng của hợp đồng thuê trong những năm đầu tiên:

Ảnh hưởng lên BCTC (những năm đầu tiên)
Yếu tố Thuê hoạt động Thuê tài chính
Chi phí họat động > <
Lợi nhuận hoạt động < >
Biên lợi nhuận hoạt động < >
Chi phí lãi vay < >
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay > <
Tổng chi phí < >
Lợi nhuận trước thuế > <
Chi phí thuế > <
Lợi nhuận ròng > <
Biên lợi nhuận ròng > <
Biên lợi nhuận gộp = =
Thuế phải trả > <
Tiền trả sau thuế < >
CFO < >
CFF < >
Tổng tài sản < >
Tổng nợ < >
Tài sản ngắn hạn = =
Nợ ngắn hạn < >
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn > <
Nợ / Vốn chủ < >
Nợ / Tài sản < >
ROA > <
ROE > <

Khá thú vị là CFA có vẻ không quan tâm lắm đến ảnh hưởng của các hình thức thuê khác nhau tới bên cho thuê. Sẽ có thêm bài viết mới về chủ đề này khi có những cập nhật từ các kỳ thi tiếp sau.

One thought on “Hợp đồng thuê – Lease (phần 3)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.