Chiến lược học tập cho CFA Level II

Chiến lược học tập cho CFA Level II

CFA Level II được cho là có lượng kiến thức nhiều và sâu nhất trong 3 level (các ông có thể đọc thêm tại đây), vì vậy một chiến lược học tốt là điều kiện cần nếu ông muốn vượt qua level này. Trong bài này, tôi sẽ chia sẻ về chiến lược tôi đã sử dụng để vượt qua CFA Level II trong 3 tháng.
[HuyAdsInHere]

Bài viết này này dựa vào kinh nghiệm và ghi chép của tôi ở kỳ thi CFA Level II năm 2015. Có thể sẽ có một số khác biệt trong Curriculum các năm tiếp theo (Hiệp hội CFA thực hiện điều chỉnh qua từng năm), vì vậy ông cần phải so sánh post hướng dẫn này với giáo trình chính thức của Hiệp hội CFA cho kỳ thi của ông.

bad-plan

Tương tự như ở Level I, các ông phải làm ít nhất 3-5 đề thi thử trước khi đi thi thật, điều đó đồng nghĩa với việc ông phải hoàn thành giáo trình trong 2.5 tháng, và dành nửa tháng cuối chỉ để luyện đề thi. 

Tỷ trọng các môn của Level II cũng có thay đổi so với Level I. Dưới đây là thông số của kỳ thi vào tháng 6/2016:

Chúng ta có thể thấy bốn môn Big 4 có thay đổi với Level I, với sự góp mặt của Equity (15-25%) Fixed Income (10-20%). Hai môn còn lại vẫn là FRA (15-20%) Ethics (10-15%).

Lưu ý rằng ông sẽ không biết tỷ trọng chính xác của từng môn như ở Level I, mà chỉ biết từng khoảng có thể, và vì kỳ thi Level II sẽ có hình thức gói câu hỏi, chúng ta sẽ có nhóm Big 4 với: Equity (2-4 gói), FRA (2-3 gói), Ethics (1-2 gói) và Fixed Income (1-3 gói).

Hình thức câu hỏi này sẽ khiến ông khó “học tủ” hơn. Ở Level I, có thể ông buông những Derivatives, Alternative Investment, Portfolio Management nếu ông thực sự chắc các môn Big 4, vì ông đã biết chắc chắn tỷ trọng của chúng và tính toán được số % ông đánh rơi. Nhưng sang đến Level II, ông không thể biết liệu đề sẽ ra bao nhiêu gói câu hỏi vào các môn này. Trong trường hợp xấu nhất, tối đa 3 gói có thể rơi vào từng môn học lệch của ông , và với việc tổng số câu hỏi chỉ còn lại một nửa, mỗi một câu ông buông sẽ khiến ông trả giá gấp đôi.

Vì lý do này nên trong Level II, kế hoạch đặt ra là phải làm chủ được tất cả mọi topic – một nhiệm vụ không hề dễ dàng.

Đây là chiến lược tôi lập ra cho kỳ thi Level II vào tháng 6/2016:


Ngày 1 – 20 tháng Ba : Ethics, FRA, và Corporate Finance

+) Ethics:

Rất may là trong Level II, nội dung lý thuyết môn Ethics không có gì thay đổi, vẫn là Codes & Standards và GIPS®. Điều mới mẻ duy nhất ở đây là cách ra đề sử dụng gói câu hỏi. Ông sẽ cần làm quen và luyện tập để lấy thông tin từ đề bài toàn chữ dài dằng dặc một cách hiệu quả nhất. Cách học vẫn là làm thật nhiều bài tập, ghi lại những lỗi ông mắc phải và đừng mắc lại những lỗi này.

+) Financial Reporting Analysis (FRA): 

Trong FRA Level II, sẽ có nhiều kiến thức được nhắc lại từ Level I như tài sản dài hạn (các phương pháp tính khấu hao), phương pháp tính hàng tồn kho (FIFO – LIFO – Weighted average) hay thuê tài chính -thuê hoạt động (financial lease – operating lease). Nếu còn giữ note của Level I, ông nên đọc lại những ghi chép của mình để nhớ lại những ý chính. Do những phần này ông đã học (ít nhất) một lần rồi nên tôi nghĩ sẽ không quá khó khăn để vượt qua.

Tuy nhiên, phần kiến thức mới trong môn này thì thực sự là ác mộng (chí ít là đối với tôi ). Bắt đầu với đầu tư liên doanh (inter-corporate investment), sau đó là quỹ hưu trí (employee compensation) và cuối cùng là hoạt động đa quốc gia (multinational operation). Ba chủ đề này chính là xương sống của FRA Level II và cũng là phần phải dành nhiều thời gian nhất để nắm vững.

Các chủ đề khác là về đánh giá chất lượng báo cáo tài chính (evaluating quality of financial reports) và các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính (financial statement analysis techniques). Các phần này có logic dễ hiểu và không lắt léo, nhưng sẽ yêu cầu một trí nhớ tốt.

Vẫn như Level I, ông phải ghi nhớ chi tiết những điểm giống nhau và khác nhau giữa US GAAP và IFRS. 

+) Corporate Finance (CF):

CF bao gồm 6 reading thì 5 reading đầu có cái tên giống hệt như ở Level I, đó là: quản trị vốn (capital budgeting), cấu trúc vốn (capital structure), cổ tức (dividends), mua lại cổ phần (share repurchase) và quản trị doanh nghiệp (corporate governance). Nội dung của những phần này sẽ chi tiết hơn một chút, và chỉ cần ông không chủ quan thì đây sẽ là một môn “kiếm điểm”.

Hãy chú ý về reading cuối: sát nhập (merger and acquisition), đây là phần mới được đưa vào từ năm 2013.

Xong 3 môn này là ông đã hoàn thành được xấp xỉ 40%, và ông còn 60 ngày.


Ngày 21 – 30 tháng Tư: Equity

Theo tôi, đây là môn dễ nhất trong kỳ thi Level II, và cũng là môn có tỷ trọng cao nhất trong Level II, vậy nên chắc chắn nó là môn quan trọng nhất.

Kiến thức quan trọng nhất của môn này là các phương pháp định giá cổ phiếu (dividend discount model – DDM, free cash flow – FCF, price/earnings – P/E, price/book value – P/B, residual income valuation, và private company valuation). Những chủ đề khác cũng được nhắc đến trong Equity là phân tích ngành (industry analysis), mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Porter (Porter’s 5 forces – ông nào học Marketing chắc chắn đã từng học qua).

Chú ý: điều quan trọng nhất của môn này là tối thiểu hóa những lỗi ngớ ngẩn, nếu ông làm được thì đạt 90% tổng số điểm là hoàn toàn khả thi.

Đến đây, ông đã hoàn thành 60% và còn lại 50 ngày.


Ngày 1 – 8 tháng Năm : Quantitative Methods và Economics

+) Quantitative Methods (Quant):

Kiến thức mới trong môn Quant là khó hơn hẳn so với Level I, và nó không còn là một “kho điểm” cho ông nữa. Tuy nhiên, nếu ông nắm được những khái niệm chung và những ý tưởng xung quanh các mô hình được giới thiệu, ông vẫn có thể kiếm thêm được một lượng điểm tương đối cho mình.

Các khái niệm quan trọng trong môn này là: độ tương quan (correlation), mô hình hồi quy (regression model, cách đọc, sử dụng và giải thích thông tin trong bảng ANOVA (multiple R, R-squared, F-stats, etc), kiểm định giả thuyết (hypothesis testing), khoảng tin cậy (confidence interval), biến giả (dummy variable), các vi phạm về giả định của mô hình hồi quy (phương sai thay đổi – heteroskedasticity, tương quan chuỗi – serial correlation, đa công tuyến – multicollinearity) và các chỉ số để phát hiện, các mô hình để vượt qua chúng (Breuch-Pagan test, Durbin-Watson test, Hansen method).

Lưu ý: Kiến thức về chuỗi thời gian (time-series data) là phần bắt buộc phải nắm được, đặc biệt là về đảo chiều (mean reversion), bước đi ngẫu nhiên (random walk) và nghiệm đơn vị (unit root).

+) Economics (Econ):

Econ gồm 3 reading. Reading cuối nói về các chính sách (regulation) và xác suất để các câu hỏi rơi vào đây là thấp. Reading 1 và 2 là những phần quan trọng nhất của môn này.

Kiến thức cần nắm của môn này là: tỷ giá (currency exchange rate), ngang giá lãi suất (interest rate parity) và so sánh giữa các học thuyết kinh tế (classical – neoclassical – endogenous).

Đến đây, ông đã đạt mốc 75% và còn lại 35 ngày.


Ngày 9 – 14 tháng Năm: Fixed Income và Derivatives

+) Fixed Income (FI):

FI là 1 môn học nặng và khó. Cộng với việc tỷ trọng đã được nâng lên, ông phải nắm vững được những khái niệm sau: các rủi ro tín dụng (spread risk – downgrade risk – market liquidity risk), hình dạng và tính chất của các loại yield curve (flat, normal, inverted và humped), lý thuyết về cơ cấu kỳ hạn (pure expectation – liquidity preference – preferred habitat – market segmentation).

Đặc biệt lưu ý phải làm chủ được các bài tập tính toán định giá trái phiếu đính kèm với quyền chọn (bond with embedded options valuation). Ông phải luyện tập cách vẽ mô hình cây nhị thức (binomial tree model) và kết hợp với sử dụng máy tính thành thạo phần này.

+) Derivatives:

Trong Level II, nội dung học của môn Derivatives tập trung vào cách định giá 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản: Forwards, Futures, Options, Swaps. Tôi đánh giá môn này và Fixed Income là 2 môn có độ khó cao nhất trong Level II, với nhiều công thức và thuật ngữ mới – đòi hỏi phải luyện tập rất nhiều mới có thể làm chủ được các dạng bài.

Xong phần này, ông tiến thêm được 15% nữa và còn 25 ngày.


Ngày 15 – 18 tháng Năm: Portfolio Management và Alternative Investments 

+) Portfolio Management (PM):

PM sử dụng khá nhiều kiến thức trong Quant (nhất là hồi quy đa biến – multiple regression). Nhiều khái niệm trong Level I được nhắc lại, như SML, CML, efficient frontier model, beta, CAPM.

Lưu ý: hãy cố gắng ghi nhớ các công thức như Information ratio, Sharp-ratio, active risk. Những câu hỏi liên quan đến các công thức này nếu có đều rất “thẳng”, và các ông có thể ăn điểm dễ dàng.

.+) Alternative Invetsment (AI):

AI thường bị bỏ qua nhưng nó có trọng số tương tự như hầu hết các chủ đề khác ( 5-15 %) và nội dung không phải quá mang tính kỹ thuật. Trọng tâm chính ở đây là định giá bất động sản và phân tích hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư tư nhân.

Như vậy ông đã hoàn thành 100% giáo trình trong 75 ngày và còn 15 ngày để review và làm đề thi thử.


Ngày 21 tháng Năm – 2 tháng Sáu: Review

Ông còn khoảng 2 tuần để review lại trước khi thi. Đây là khoảng thời gian căng thẳng và áp lực nhất trong quá trình ôn thi. Ông cần phải siêu tập trung trong khoảng thời gian này. Ghi lại những điểm mạnh, điểm yếu của ông trong từng môn và phân bổ thời gian cho hợp lý. Hãy làm ít nhất 3 đề thi thử, và cùng những người bạn trong nhóm học của ông kiểm tra chéo để bổ sung kiến thức cho nhau. Hãy dành hẳn 3-4 ngày để review lại EthicsFRA – tôi tin rằng đây là 2 môn quyết định của kỳ thi CFA Level II.

Đến trước khi thi 2 ngày, các ông nên nghỉ ngơi, kiểm tra lại những đồ dùng cần phải có khi đi thi: hộ chiếu, vé thi, bút chì 2B, tẩy, máy tính. Cố gắng ngủ đủ trong 2 ngày này, giữ gìn sức khỏe, tránh để bị ốm khi đi thi.


Ngày 4 tháng Sáu: Đi thi

Chúc tất cả các ông may mắn với kỳ thi CFA Level II. Bình tĩnh tự tin bắn chim kiểu gì cũng trúng!

2 thoughts on “Chiến lược học tập cho CFA Level II

  1. Anh dành bao nhiêu giờ cho level 2 ạ? Nếu em bắt đầu từ tháng 12 sau khi thi xong level 1 vào tháng 12 năm nay, với thời gian (2h/ngày x 7tối trong tuần + 8h/ ngày x2 ngày cuối tuần) xấp xỉ 500 giờ thì có khả năng đậu không ạ?

    1. Mình nghĩ chất lượng của giờ học của bạn mới là yếu tố quyết định, số lượng giờ cũng chỉ phản ánh đc một phần nhỏ. Bản thân mình học tầm 300 giờ (3-3.5 tháng) thôi nhưng cũng đã qua đc level 2. Còn chắc chắn là việc bắt đầu sớm như thế là rất tốt, vì nó sẽ giúp bạn chuẩn bị đc nhiều thứ hơn (làm mock ngay từ tháng 3-4 chẳng hạn). Rất hy vọng được giúp đỡ bạn nếu có thể. 😉

Leave a Reply to Tài Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.