Học Ethics qua một câu chuyện
Ethics là một trong những môn có phần lý thuyết “khoai” nhất trong các môn. Môn này bao gồm 6 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn lại bao gồm 2-5 phần nhỏ ở bên trong, và chỉ toàn là chữ, tuyệt nhiên không có một con số nào xuất hiện. Học được hết hơn 20 (chính xác là 22) tiêu chuẩn trong một khoảng thời gian ngắn không phải là điều dễ dàng, mà thời gian thì luôn là thứ chống lại ông.
Với mục đích là tóm tắt toàn bộ nội dung các tiêu chuẩn Ethics, bọn tôi đã bịa ra một câu chuyện để giúp các ông nhớ được tất cả 22 khái niệm. Dĩ nhiên là câu chuyện này không thể thay thế việc học lý thuyết trong sách, nhưng nó có thể sẽ giúp ông tiết kiệm thời gian học, và sử dụng như một phương pháp để không bỏ sót bất cứ thứ gì khi làm bài thi.
(Lưu ý: câu chuyện này là hoàn toàn hư cấu, mọi sự trùng hợp nếu có đều chỉ là ngẫu nhiên)
Câu chuyện của chúng ta gồm 6 phần, tượng trưng cho 6 tiêu chuẩn Ethics:
STANDARD I – PROFESSIONALISM
Nhân vật chính của chúng ta là một nữ điệp viên cho tổ chức X tên là Kimm. Giống như các nhân vật chính điển hình trong phim hành động Mẽo, cô Kimm có kiến thức rất uyên bác và tính cách vô cùng chính trực. Ngoài ra, cô còn được ngụy trang như một dân thường, và cực kỳ giỏi võ.

Tên của cô KIMM chính là viết tắt của 4 tiêu chuẩn ở trong Standard I:
- Knowledge of the law: kiến thức uyên bác.
- Independence: tính cách chính trực, không thể mua chuộc bằng vật chất.
- Misrepresentation: được ngụy trang thành dân thường.
- Misconduct: vì Kimm giỏi võ nên cũng có … vài lần đánh người hơi quá tay.
STANDARD II – MARKET INTERGRITY
Vào 1 ngày đẹp zời, tổ chức X yêu cầu cô theo dõi và điều tra một nam thanh niên tên là Smith, với tội danh là ăn cắp một công thức bí mật, giúp điều chế ra một loại thuốc có thể điều khiển trí não của người khác.

Phần này là tóm tắt cho Standard II – Market Intergrity. Nó gồm 2 phần:
- Material non-public information: công thức bí mật bị đánh cắp. Còn được biết đến dưới cái tên khác là thông tin nội gián (insider info).
- Market manipulation: là hình ảnh ẩn dụ bởi công dụng điều khiển trí não của loại thuốc kia.
STANDARD III – DUTIES TO CLIENT
Vậy nhân vật SMITH này có gì đặc biệt ? Anh này tên có 5 chữ cái nên có 5 điểm cần lưu ý:

- Loyalty, Prudence and Care: anh ý có nuôi 1 con chó, và nó cực kỳ trung thành.
- Fair dealing: ảnh đang làm cho một tổ chức bảo vệ nhân quyền, với mục tiêu đem lại sự bình đẳng cho tất cả mọi người trên thế giới.
- Suitability: thông minh, hài hước, body chuẩn, cô Kimm thấy anh Smith rất phù hợp với mình
- Presentation: đã vậy, anh Smith còn cực kỳ đẹp trai nữa.
- Confidentiality: tuy nhiên anh ý cực kỳ kín tiếng, cô Kimm không thể moi được thông tin gì sau một thời gian tiếp cận.
STANDARD IV – DUTIES TO EMPLOYERS:
Như bao bộ phim tình cảm lãng mạn khác, cô Kimm đã tán đc anh Smith. Tuy nhiên, dù đã giở mọi mánh khóe, Kimm vẫn không lấy được thông tin gì từ Smith. Điều này khiến cô nghĩ rằng anh ta rất trung thành với tổ chức tội phạm đứng đằng sau. Thậm chí, có lần cô đã nhờ người khác mua chuộc anh với \$10 triệu nhưng vẫn không ăn thua. Càng tiếp xúc lâu, Kimm càng nghi ngờ Smith vô tội nên càng ngày càng tăng cường theo dõi chặt chẽ hơn.

Đây là 3 nội dung chính của tiêu chuẩn IV:
- Loyalty: tượng trưng cho lòng trung thành của Smith với tổ chức. Tiêu chuẩn này nói rằng một người phải trung thành với employer của mình.
- Additional Compensation Arrangements (ACA): tượng trưng bởi khoản sắp xếp \$ 10 triệu. Nội dung đầy đủ của tiêu chuẩn này nói rằng nếu không có sự đồng ý của employer, nhân viên không được phép nhận bất kỳ một khoản thưởng/quà nào mà có thể gây ra mâu thuẫn.
- Responsibilities of Supervisors: ẩn dụ qua hành động theo dõi của Kimm với Smith. Một người quản lý phải làm hết sức mình để ngăn ngừa và phát hiện những vi phạm về pháp luật, tiêu chuẩn được áp dụng.
STANDARD V – INVESTMENT ANALYSIS& RECOMMENDATION
Càng ngày Kimm càng nghi ngờ Smith chỉ là người vô tội, cô bắt đầu nghiên cứu kỹ càng hơn về tập tin bí mật kia. Kimm phát hiện ra tập hồ sơ cũ cách đây 7 năm – nói rằng chính tổ chức X mới là thủ phạm đứng đằng sau vụ này. Do đó, cô quyết định nói thật cho Smith biết mình là ai.

Phew, thêm 3 tiêu chuẩn nữa trong Standard V:
- Diligence basis: thể hiện qua hành động nghiên cứu kỹ càng của Kimm. Mọi người nhớ rằng luôn phải nghiên cứu cặn kẽ, làm việc hết sức mình trước khi đưa ra bất cứ kết luận gì.
- Communication: là vụ Kimm nói thật với Smith. Nói chung là phải nói thẳng nói thật với khách hàng, chứ không được nói dối, lươn lẹo hay vòng vo.
- Record retention: CFA yêu cầu mọi tài liệu đều phải được lưu giữ cẩn thận. Nếu luật pháp không yêu cầu, thời gian lưu trữ tối thiếu là 7 năm nhé.
STANDARD VI – CONFLICT OF INTEREST
Đến lúc này, Kimm quyết định chống lại chính tổ chức X để bảo vệ Smith. Tua nhanh qua các cảnh hành động, cuối cùng Kimm đã tiêu diệt được tổ chức X và đoạt lại tập tin bí mật. Sau đó, cô đem giao nộp cho chính phủ và được nhận \$1 triệu đô tiền thưởng (
bắt đầu bí ý tưởng nên hơi nhảm nhí ..)

Ok, thêm 3 tiêu chuẩn nhỏ nữa nằm trong Standard VI:
- Disclosure of Conflicts: so sánh với hình ảnh Kimm chống lại chính tổ chức X. Tiêu chuẩn này nói rằng khi có mâu thuẫn về lợi ích, mọi người phải công bố cho tất cả các bên cùng biết.
- Priority of Transactions: ẩn dụ bởi việc Kimm vì bảo vệ Smith mà chống lại tổ chức X.
- Referral fees: vụ \$ 10 triệu này là mình bí ý tưởng nên cho vào để dễ nhớ thôi. Tiêu chuẩn này nói rằng khi có bất kỳ khoản phí giới thiệu gì thì phải công bố public cho tất cả các bên liên quan, kể cả khách hàng tiềm năng biết.
STANDARD VII – RESPONSIBILITIES AS A CFA MEMBER OR CANDIDATE:
Kimm được nhà nước phong tặng danh hiệu hiệp sĩ, và sống hạnh phúc với Smith mãi mãi về sau …
Hehe, đến đây tôi thật sự là cạn sạch ý tưởng rồi, các ông phải học thuộc lòng Standard cuối này thôi:
- Conduct as Members and Candidates in the CFA Program
- Reference to CFA Institute, the CFA designation, and the CFA Program
Câu chuyện của tôi đến đây là kết thúc. Vì là một câu chuyện hư cấu, được nghĩ ra trong 15′ cao hứng nên các ông đừng quá bắt bẻ về logic hay những tình tiết gượng ép trong truyện nhé.