Hợp đồng thuê – Lease (phần 1)

Hợp đồng thuê – Lease (phần 1)

Khi một công ty muốn sử dụng các loại tài sản cố định lâu năm cho hoạt động kinh doanh của mình (ví dụ: tàu thuyền, máy bay, hay các thiết bị máy móc chuyên dụng), sẽ có ba lựa chọn là: (1) mua đứt sử dụng nguồn vốn sẵn có, (2) đi vay tiền để mua , hoặc (3) thuê về dùng. Trong trường hợp giá trị những tài sản này rất lớn, cách (2) và (3) thường là cách làm phổ biến. Thuê & trả tiền thuê hàng năm xét về bản chất cũng ko khác việc vay tiền để mua tài sản & trả lãi hàng năm, nhưng cách hạch toán theo chuẩn kế toán IFRS và US GAAP của 2 cách này có thể khác nhau.

Trong phần 1 của series bài viết về Hợp đồng thuê (lease) này, tôi sẽ trình bày định nghĩa, và các tiêu chí phân loại của những khoản thuê.

1. Định nghĩa:

Thuê (lease) là một dạng hợp đồng cho phép một công ty sử dụng tài sản được sở hữu bởi công ty khác trả bằng những khoản phí thường kỳ. Thuật ngữ bên cho thuê (lessor) sở hữu tài sản và bên thuê (lessee) sử dụng tài sản. Các hợp đồng thuê này được chia làm 2 loại:

  • Thuê tài chính (financial lease): có thể coi như một dạng mua chịu. Bên cho thuê sẽ không ghi nhận tài sản của mình trên balance sheet nữa. Ngược lại, tài sản này sẽ ghi nhận trên balance sheet của bên thuê, vừa là tài sản vừa là nợ (nghĩa vụ thuê). Như vậy, bên thuê sẽ được phép khấu hao khối tài sản này, và chi phí thuê thường kỳ sẽ được chia thành gốc và lãi.
  • Thuê hoạt động (operating lease): giống với định nghĩa thông thường về một thỏa thuận cho thuê hơn. Bên cho thuê vẫn ghi nhận là tài sản của mình trên balance sheet (và tất nhiên được quyền khấu hao), còn bên thuê không ghi nhận gì cả, chỉ phát sinh các khoản tiền trả thuê thường kỳ.

[HuyAdsInHere]
2. Tiêu chí phân loại:

Các tiêu chí để phân loại thuê tài chính & thuê hoạt động của IFRS và US GAAP:

(a) IFRS:

IFRS nhấn mạnh: nếu toàn bộ quyền lợi và rủi ro sở hữu tài sản được chuyển cho bên thuê, tài sản đó được ghi nhận là thuê tài chính. Ví dụ như những trường hợp sau:

  • Giá trị hiện tại (present value) của các khoản tiền trả thuê trong tương lai gần bằng giá trị thị trường hợp lý của tài sản (fair market value), hay PV ~ MV.
  • Tài sản trên danh nghĩa được chuyển nhượng ngay khi kết thúc hợp đồng thuê.
  • Kỳ hạn thuê chiếm phần lớn vòng đời của tài sản.
  • Bên thuê được quyền mua tài sản với giá thấp hơn giá trị thị trường hợp lý trong tương lai.
  • Tài sản chuyên biệt – chỉ có bên thuê mới có thể sử dụng được, mà không cải tạo hoặc sửa chữa nhiều.

Các trường hợp khác được ghi nhận là thuê hoạt động.

(b) US GAAP:

Theo US GAAP, một hợp đồng thuê bắt buộc phải được ghi nhận là thuê tài chính nếu bất kỳ điều kiện nào dưới đây hình thành:

  • Kỳ hạn thuê >= 75% vòng đời tài sản
  • Giá trị hiện tại các khoản tiền trả thuê >= 90% giá trị thị trường hợp lý của tài sản
  • Quyền sở hữu tài sản được chuyển nhượng ngay khi kết thúc hợp đồng thuê
  • Bên thuê được quyền mua tài sản với giá thấp hơn giá trị thị trường hợp lý trong tương lai

Nếu cả 4 điều kiện trên đều không được đáp ứng, hợp đồng thuê được ghi nhận là thuê hoạt động.

(c) Nhận xét:

Có thể thấy, nội dung phân loại hợp đồng thuê của IFRS và US GAAP tương đối giống nhau, song IFRS mang tính chủ quan và chung chung hơn, trong khi US GAAP khá chi tiết trong từng điều kiện định lượng. Một điều nữa cần lưu ý, giữa lãi suất vay (chi phí vay – interest rate) của bên thuê và tỉ suất chiết khấu (discount rate) được thể hiện trên hợp đồng, con số nào nhỏ hơn sẽ được dung làm tỉ lệ chiết khấu khi tính giá trị hiện tại của các khoản tiền trả thuê. Điều này khiến khiến cho hợp đồng thuê dễ đạt điều kiện thứ 2 của GAAP hơn.

Nhìn chung, những quy định này khuyến khích các doanh nghiệp ghi nhận khoản thuê của mình là thuê tài chính hơn là thuê hoạt động, vì khi đó nghĩa vụ tại chính của bên thuê sẽ được thể hiện rõ ràng và đầy đủ hơn trên báo cáo tài chính.


Trong phần sau, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về cách tính toán (gốc, lãi, khấu hao, chi phí thuê) của thuê tài chính và thuê hoạt động. đồng thời so sánh ảnh hưởng của 2 cách ghi nhận này lên báo cáo tài chính.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.